Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ukraine liên tục tấn công nhà máy lọc dầu Nga, lực lượng Wagner nhận nhiệm vụ mới
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
“Tránh đừng đụng vào cây, mùa lá rụng!”
Tôi đang ở mùa nào của cuộc đời mình? Chắc là quá nửa mùa thu. Vì khi đã sang mùa đông, thì đời buồn lắm. Mùa thu còn cho ta những hy vọng mơ hồ nào đó, mùa đông thì không.

 



Tôi là người thường tiết kiệm hy vọng, tiết kiệm cả những ước mơ, dù nhiều người hay nói: mơ thì đâu có mất đồng nào, tội gì không mơ ước? Nhưng khi anh xài miễn phí một cái gì, mà xài nhiều, sớm muộn gì anh cũng phải trả giá. Đừng nghĩ mơ ước là miễn phí, thì muốn ước mơ bao nhiêu cũng được. Với lại, trong hoàn cảnh của đất nước mình, tiết kiệm được cái gì tốt cái ấy, dù là tiết kiệm những ước mơ. Kể cả những ước mơ chính đáng, những ước mơ tốt đẹp, vì khả năng để thực hiện được chúng là rất thấp, nếu không muốn nói là không thể.

 

Tôi không phải người bi quan, cũng không phải người lạc quan. Tôi chỉ là người không viển vông. Cứ lặng lẽ làm việc, rồi mùa hạ trôi qua lúc nào không biết. Tới khi mùa thu nhè nhẹ đi ngang cuộc đời mình, mới giật thót. Đây là mùa đẹp nhất nếu anh ở bên ngoài nhìn vào, còn nếu anh đang trong lòng nó, thì chưa chắc. Bởi đây là mùa “đặc biệt nhạy cảm” nói theo ngôn ngữ chính trị của Việt Nam bây giờ, mà những linh cảm nhoi nhói kiểu như “Mùa lá rụng” - tên một bài thơ của Olga Berggoltz - thì trong nhiều bản dịch bài thơ tuyệt hay này, Bằng Việt là người có ý thức nhất khi dịch câu “Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!” (nguyên văn tiếng Nga là: “Осторожно, листопад!”). Theo bản dịch nghĩa, thì câu này chỉ dịch đơn giản là: “Coi chừng lá rụng!”. Nhưng nếu chỉ dịch như thế, thì “chủ thể cây” ẩn giấu phía sau câu thơ sẽ biến mất. Mà nó mới là “khổ chủ” ta nên tránh đụng vào khi mùa lá rụng, vì mỗi cú đụng chạm vô tình vào thân thể cây như thế sẽ làm cây rất đau. “Cây” ở đây, khi tuổi đã ở độ vào thu, rất dễ bị tổn thương dù vẫn còn đầy khao khát:

 

Ôi trái tim, trái tim một mình tôi

Đập hồi hộp giữa phố phường xa lạ

Buổi chiều kéo lang thang mưa và giá

Khẽ rung lên bên khung cửa sáng đèn

Ở đây tôi cần ai khi xuôi ngược một mình?

Tôi có thể yêu ai? Ai làm tôi vui sướng?

“Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!”

Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi!

Nếu không có gì ao ước nữa trong tôi

Thì có nghĩa chẳng còn gì để mất”

(Bản dịch của Bằng Việt)

 

Cần và không cần, thèm sẻ chia nhưng rất cô đơn, dễ tổn thương mà chưa dứt được niềm khao khát, muốn thiền định mà tâm còn động, đó là mùa thu của cuộc đời mỗi con người. Lá đang rụng, những chiếc lá xanh sống nay đã chuyển màu vàng, rồi tự động đứt cuống. Tránh đừng động vào cây thời điểm ấy, chứ không phải “coi chừng lá rụng”, vì lá rụng theo quy luật tự nhiên, chẳng có gì phải “coi chừng” cả. Cứ theo bài thơ này mà suy, thì “mùa lá rụng” cũng đáng ngại thật đấy. Nhưng vì không thể tránh, nếu đang còn sống, đang còn những mơ ước, những khát khao dù dè sẻn, nên chẳng ai dại gì đi đường vòng để tránh mùa thu cả. Vui vẻ, mở lòng ra đón nó, dù thế nào, đó là cách sống khiến mình gần với thiên nhiên hơn, gần với “quy luật muôn đời” hơn.

 

Tôi cần gì ư? Một giọt sữa

Một mẩu bánh mì

Và cả trời ấy

Và mây ấy

 

Bài thơ này của một nhà thơ Nga tôi không nhớ tên, không nhớ quyển sách đã trích dẫn bài thơ, nhưng nhớ là sách do nhà văn Cao Xuân Hạo dịch từ tiếng Nga. Không nhớ cả quyển sách, nhưng bài thơ ngắn thì nhớ. Đủ biết, làm thơ ngắn lợi hại thế nào.

 

Tôi đã viết rất nhiều bài thơ ngắn, nhưng cũng viết nhiều trường ca, và không biết giữa những bài thơ ngắn và những trường ca mình viết, thì cái nào “thọ” hơn? Nhưng thơ ngắn thường dễ nhớ dễ thuộc, nếu quả thực nó là thơ hay. Những năm tháng đi qua đời mình rất nhanh, những bài thơ ngắn cũng hình thành trong đầu và hiển hiện trên trang giấy (hay trang word vi tính) rất nhanh. Với những trường ca, thì ngược lại. Để hình thành một cấu trúc trường ca, cần nhiều sự đầu tư, cần cả thời gian. Viết ra nó cũng mất rất nhiều công sức và thời giờ. Nhưng khả năng còn lại, thì nó hoàn toàn không hơn một bài thơ ngắn.

 

Nguyễn Vỹ chỉ có hai bài thơ được Hoài Thanh đưa vào “Thi nhân Việt Nam” là bài Sương rơi và bài Gửi Trương Tửu. Cả Nguyễn Vỹ và Trương Tửu đều bị nghi ngại trong một thời gian rất dài ở miền Bắc. Vậy mà hai bài thơ ngắn của Nguyễn Vỹ sống tươi vui cho tới tận ngày nay. Nhất là bài thơ Gửi Trương Tửu rất ngông ngạo mà tuyệt chân thành, nó khiến nhiều thế hệ yêu thơ Việt Nam nắc nỏm và… sướng khi đọc lên. “Nhà văn An Nam khổ như chó” là câu thơ được nhớ trong bài thơ này, dù cái số khổ của chó là gắn với số khổ của chủ nó. Bây giờ nhiều bạn chó rất được cưng chiều vì chủ của nó đã khá giả, hơn thế, chủ đã ý thức được chó quan trọng với mình như thế nào. Tôi nhớ Việt Phương có câu thơ, ý là đừng ví người tệ như chó, vì chó hơn người rất nhiều điểm. Đúng là như vậy. Tôi tuổi Tuất, và tôi yêu thương những con chó tôi nuôi. Cũng vì gần gũi với chó, tôi thấy mình tốt hơn thuở chưa nuôi chó rất nhiều.

 

Trở lại với bài thơ ngắn đã trích dẫn ở trên. Thực ra, con người cũng không cần nhiều lắm. Những nhu cầu để sống thực ra cũng đơn giản. Nhưng con người lại cần rất nhiều “không gian” để sống. “Là cả trời ấy/Và mây ấy”. Một nhu cầu gần như vô tận, nhu cầu tự do. Bây giờ, giữa mùa thu cuộc đời, tôi càng thấm thía điều này: những nhu cầu tinh thần bao giờ cũng rộng hơn những nhu cầu vật chất gấp nhiều lần. Tính tôi hay hài hước, hay nhìn những khía cạnh buồn cười từ những sự việc nghiêm túc. Như thế có khi cũng không ổn lắm, nhưng biết làm sao? Cha mẹ sinh con, trời sinh tính. 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Không chịu trả sính lễ tiền tỷ sau khi bạn trai hủy hôn, cô dâu hụt bị tạm giữ (16-05-2024)
    Cửa hàng view núi Phú Sĩ xin lỗi vì khách 'sống ảo' (07-05-2024)
    Nam công nhân đào được cục vàng nguyên khối trị giá hơn 10 tỷ đồng (03-05-2024)
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)
    Bí mật trong tủ quần áo của người đàn bà tố chồng theo nhân tình: Phát hiện kinh hoàng (15-03-2024)
    Đẩy cửa nhà tắm, tôi lặng người khi thấy thân thể không trọn vẹn của vợ và giờ đã hiểu lý do cô ấy luôn thiếu tự tin đến thế (14-03-2024)
    Chấp nhận đi nhặt rác và ăn đồ thừa để dành tiền cho con đi du học, cụ ông tan nát cõi lòng với câu nói của cô con gái (09-03-2024)
    Cụ ông 80 tuổi vẫn lang thang đi nhặt rác, số tài sản 'khủng' trong tay khiến ai cũng giật mình (08-03-2024)
    Vợ mang bó hoa 8/3 về, chồng ghen tuông rồi xấu hổ khi biết nguồn gốc (07-03-2024)
    Những thứ không nên nhặt ngoài đường mang về nhà kẻo vận xui đeo bám, mang họa vào thân (06-03-2024)
    4 mẹo làm sạch mùi hôi và nhớt của khăn mặt khi dùng lâu (04-03-2024)
    Anh trai tôi cầu hôn bạn gái giữa đám đông nhưng không ngờ lại nhận về 2 cái tát (27-02-2024)

Các bài viết cũ:
    Những mái nhà xưa (20-11-2018)
    Kính trọng, thương mến thầy cô giáo (19-11-2018)
    Về sự im lặng đau đớn của những ‘người tốt’ (17-11-2018)
    Ruộng đồng sót lại (14-11-2018)
    Ký ức xe thổ mộ (12-11-2018)
    Bài học từ tình yêu thiên nhiên của những đứa trẻ (11-11-2018)
    Một cái nhìn về tính tự giác của người Nhật Bản (10-11-2018)
    Những ô cửa sổ (07-11-2018)
    Cần lắm một cơ chế “xin từ chức” (06-11-2018)
    Vì sao cây xanh là tri kỷ của chúng ta? (30-10-2018)
    Rong chơi với tuổi già (30-10-2018)
    Lênh đênh trên đỉnh đại vực (28-10-2018)
    Khu vườn tuổi nhỏ (25-10-2018)
    Nhân chi sơ tính bản… gian (24-10-2018)
    DJ nữ: Thời thượng và cạm bẫy (23-10-2018)
    17 lời khuyên của thiền sư Kodo Sawaki (22-10-2018)
    Chuyện về cái chết của những con chó (20-10-2018)
    Ngày mai thần Chết gọi tên ai… (19-10-2018)
    Một mình thì không làm được gì… (19-10-2018)
    Thuốc "trách nhiệm" (17-10-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153195461.